Friday, October 9, 2015

Nhân 49 ngày của Anh, một người Thầy...

Seattle ngày 23/8/2015
Kính thưa Anh Ba,
Một tuần nay Anh đã đi xa thật rồi.
Một tuần nay em đã mất đi một người Anh thân thương , nhẫn nhịn trước mọi người. Những ngày đầu đến nước Mỹ theo ”nhịp cầu đã bị rút ván” để vào con đường mới đầy gian khó thì chính Anh là người đã thực sự dìu dắt cho các em từng bước đi ; chính Anh đã tạo cho gia đình em có miếng ăn trong an lạc chứ không phải được chan đầy bằng nước mắt ; chính Anh là tán cây già cố hết sức vươn lên để che đầy bóng mát cho các em ; chính Anh là người vui mừng hòa cùng niềm vui với sự trưởng thành từng bước của gia đình em và cũng chính Anh là người chia sẽ, an ủi chúng em trước những khó khăn ,thất bại. Những ngày tháng qua luôn bên cạnh Anh, em hiểu được nổi lòng và niềm ao ước của Anh, những lúc đau yếu bên giường bệnh Anh cần kiến thức y khoa nhưng đứa em dốt nát như em làm sao có được !!! Anh Ba ơi, những ngày tháng qua đứa em nghèo này chỉ biết lấy hết lòng mình , lấy hết sức mình , lấy hết tâm mình mà đối với Anh với niềm hy vọng bù đắp phần nào cho sự thiếu vắng nào đó.
Một tuần qua em đã mất đi một người Thầy như bao học sinh trường trung học Phan Bội Châu ,Phan Thiết đã mất. Những học sinh ở ngôi trường ấy trong niềm thương tiếc đã nói , đã viết về Anh thật nhiều với tấm lòng tôn kính và quí trọng , Anh là một người Thầy hiền từ mẫu mực, đầy lòng nhân hậu, tận tâm hết lòng dạy dỗ học sinh thân yêu. Chính học từ Anh mà suốt 25 năm trong nghề dạy học em đã đối xữ đầy lòng thương yêu với học sinh của mình và đáp lại em đã nhận được sự kính yêu qua những lần trở về quê hương.
Một tuần qua em như đã mất thêm một người Cha, Anh là Anh Trưởng là quyền huynh thế phụ; Anh đã dạy các em đạo lý ở đời, nghĩa vợ chồng; Anh đã chỉ bảo cho các em sự thương yêu đùm bọc của tình máu mủ ruột thịt là như thế nào?
Anh Ba ơi, làm sao có đủ lời để nói về một người Anh như Anh, một người Thầy như Anh, một người Cha “quyền huynh thế phụ “ như Anh.
Vĩnh biệt Anh , thanh thản ra đi Anh nhé.

Em vẫn mang theo những lời phê của Anh trong học bạ.

Trongha Phan FB

 Từ nơi xa con về thăm nhà
Bỏng lòng quặng thắt nổi nhớ nhung
Còn đâu những lần Ba chờ đón
Vui vẻ mừng con chốn xa về
Lần đầu tiên con về thăm nhà
Nhưng không nghe thấy người cha yêu
Ba ơi, con về thăm Ba đó
Nhớ Ba từng phút bảy tuần qua


Ba đi rồi Má sầu cô quạnh
Uyên ương kia cách biệt âm dương
Lệ biệt ly bao giờ khô cạn
Mất Ba rồi vạn sự đều quên
Má quên luôn ẩm thực hằng ngày
Má quên đi nhưng gì thực tại
Phải chăng đây là phép nhiệm mầu
Cho Má vơi đi nổi sầu cao ngất

Dang Má gầy tiều tụy thương tâm
Thương Má nhiều lệ con tuôn chảy
Xin Má đừng bi lụy tang thương
Má giup con quyết cùng vượt khó


Friday, October 2, 2015

TƯỞNG NHỚ THẦY PHAN XUÂN TỰ

Thầy kính yêu,
Hôm nay em lại nhớ đến thầy. Lâu lắm rồi em mới tìm lại được hình ảnh của một bậc bề trên thật hiền hòa, thật ấm áp nhưng giờ đây còn lại chăng chỉ là một thoáng mông lung trong hoài niệm. Em vẫn biết thế gian là cõi tạm nhưng làm sao em có thể giữ được lòng thanh tịnh để chúc phúc cho sự ra đi của thầy. Nếu chỉ vì những tiếc thương của người ở lại sẽ làm chậm bước hành trình của thầy về chốn vĩnh hằng thì thầy ơi, em cũng là một trong những người này , em cũng xin thầy hãy bỏ qua cho đưa học trò nghịch ngợm của thầy một lần sau cùng. Em tin tưởng rằng những huynh đệ, tỷ muội đồng môn của “một thời áo trắng”dưới mái trường trung học Phan Bội Châu Phan Thiết như Đặng Tiến,,Vỏ Đình Dược... sẽ tiếp nối chúng em để kề cận bên thầy. Thời gian qua nhanh thật! Mới ngày nào thầy trò cách biệt tính đến nay cũng đã tròn 40 năm. Nhìn lại thời gian gần đây khi thầy cô và hai em Vũ, Hà du hành sang Úc thì cũng đã 4 năm. Những năm làm học trò ở quê nhà, thầy trò gặp mặt nhau hầu như là hằng ngày, hằng tuần nhưng trong em lúc bây giờ chỉ có mang cái tâm trạng kính sợ nhiều hơn là kính yêu. Tôn kính nhưng lại thật không dám gần gủi thầy chút nào. Thầy không quá nghiêm khắc nhưng với cái chức vụ Tổng giám thị của thầy thì dẫu có là một học sinh ngổ ngáo đến mấy em cũng không dám giỡn mặt với thầy chút nào. Em không nhớ rõ có phải bốn chữ “Kính nhi viễn chi” là thầy dạy cho em hay không, nhưng mỗi lần gặp thầy là em lại nhớ đến cụm từ này. Em vẫn còn nhớ rõ mồn một hình ảnh cây roi thầy cầm trên tay. Lúc nào nó cũng ngo ngoay, uốn lượn  như thanh xà, bạch xà đang tìm mcon mồi. Bây giờ thì em không những không muốn tránh xa nó mà lại còn muốn tiến lại thật gần để đươc nó quất trên thân xác em. Em thật sự thèm được thụ hưởng thế nào mới gọi là cái ‘thú đau thương. Em muốn như vậy mà có được không thầy? Em lại muốn chảy nước mắt nửa rồi. Em nhớ thầy, nhớ thầy....
 
Đất nước tang thương. Thầy trò ly biệt. Mỗi người một nẻo. Số phận dun duổi để rồi thầy trò lại có dịp gặp lại nhau. Em đã không còn mang một chút tâm lý sợ sệt, “kính nhi viễn chi” của ngày xưa khi đối mặt với thầy mà chỉ là một sự ấm áp, nồng nhiệt hoàn toàn vượt qua lẽ thường. Một cảm giác bàng hoàng, ngấy ngây như một đứa bé lạc loài tìm gặp lại được người thân sau bao năm xa cách. Em muốn nói đến những ngày hạnh phúc được cận kề bên thầy gần đây nhất. Em vẫn còn nhớ thật rõ, thật tỉ mỉ những giây phút, những đoạn đường đã trải qua kể từ lúc thầy đặt chân đến Melbourne...
Đó là một buổi sáng của tháng 10 năm 2011. Melbourne đã vào giửa mùa Xuân nhưng khí trời vẫn còn se lạnh. Tôi đến phi trường thật sớm nên trên bảng thông báo chưa có xuất hiện chuyến bay United Airlines của hảng hàng không quốc gia Mỷ đáp xuống.. Tôi mua một ly cà phê nóng, cầm trên tay nhắm nháp cho đở sốt ruột và đi tới đi lui nhưng mắt vẫn không ngừng theo dõi những biến chuyển trên bản thông báo.  .Mãi đến 45 phút sau mới thấy Thầy Cô và hai em bước ra từ cánh cửa Hải Quan .Thầy vẫn vậy, vẫn to con, khỏe mạnh, nhanh nhen. Cô dịu dàng với giọng Huế ngọt ngào mà ai gặp lần đầu sẻ thấy dể mến thích gần gùi.
Thầy ôm tôi như người cha gìà ôm con sau bao năm không gặp, vòng tay thầy xiếc chặc với tất cả chân tình. Thầy vừa đi vừa vui vẻ tâm sự trên đường đến bải đậu xe. Trên đường lái xe về nhà thầy cô với hai em nói chuyện thật cởi mở thân thiện. Gia đình Thầy về ở với gia đình tôi để quý anh chi em cựu học sinh của trường đến thăm thầy cô được dể dàng hơn. 
 
Ngày đầu tiên thầy bảo tôi đưa thầy đi thăm gia đình anh Phan Đổng Lý. Vợ anh là chi Thanh ( cháu nội bà Bác Xì ), một gia đình hàm hộ giàu có, tiếng tăm ở Phan Thiết mà hầu như người người ở tỉnh Bình Thuận thuộc thế hệ trước đều biết đến.  Cô là bạn học của chi Thanh thời trung học, anh Lý với thầy cùng thuộc một thế hệ và cũng không xa lạ gì tên tuổi của nhau, nên vừa gặp nhau là tay liền miệng, miệng liền tay, nói chuyện  xưa nay rất tâm đầu ý hơp, trông cứ như là đôi bạn tha hương ngộ cố tri.  Những nụ cười cứ rộn rả dành cho nhau trong buổi tiệc đã tạo nên một bầu không khí thật là vui vẻ, ấm cúng. Buổi cơm chiều đã được chị Lý chuẩn bị thật chu đáo với những món ăn thật phong phú, hạp khẩu vị để tiếp đãi gia đình thầy cô. Trước đó, anh chi Lý cũng đã chuẩn bị trước phòng ốc và mời gia đình Thầy ở lại nhà anh chị chơi vài ngày. Thây trân trọng ghi nhận tấm thịnh tình này của anh chị Lý nhưng vì lịch trình không cho phép nên chỉ có thể ngủ lại một đêm thôi cho trọn tình bằng hửu. Cũng căn phòng này, lần đầu tiên cách đây mấy năm nghe đâu đã được dành để đón tiếp một gia đình CHS/PBC thuộc thế hệ đàn anh là nhà thơ Trần thiện Hiệp, anh của nhạc sĩ Trần thiện Thanh khi anh chị ghé thăm trong một chuyến du hành từ Mỹ sang Úc.
Những ngày kế tiếp anh Rạng niên khóa 71 bà xã anh là chị Kim Nhung niên khóa 72 cùng tôi tổ chức đưa gia đình thầy cô đi thăm vườn thú của tiểu bang Victoria, đi Ballarat xem mõ đào vàng của tiểu bang vào những thập niên trước đây. Chi Nhung ướp thịt BBQ rất ngon, chúng tôi nướng ăn ngoài trời giữa vườn thú thật là tuyệt vời. Tối đến thì về nhà anh chi Rạng thưởng thức món thịt bò nhúng dấm mà thầy nói bên Mỹ chứa có quán nào làm ngon như cô học trò Kim Nhung làm anh Rạng nhà ta cười vui híp cả mắt.
Sau đó thầy bào tôi book vé đi Sydney mấy ngày. Tôi liên hệ với anh Châu Ngọc Phố, anh Nguyễn Xuân Chăn, niên khóa 69 ở Syney để sắp xếp đón gia đình Thấy. Trước khi ra sân bay đi Sydney mọi người kéo nhau đi ăn phở " chú Thể " nằm ở khu chợ Footcrays, là một trong những  khu chủ lực của người Việt ở thành phố Melbourne. Vào đó quý vị sẽ có cảm giác như đang ở một cái chợ nào đó ờ Việt nam. Hầu như không thiếu một mặt hàng gì của Việt Nam cộng với tiếng rao hàng nhốn nháo bằng tiếng Việt giọng Bắc sau 1975, làm hai em Vủ và Hà con của Thầy Cô, không nhịn được cười.. Vào quán " chú Thể " thì anh Thể chủ quán lù lù bước ra bắt tay tôi, tôi giới thiệu gia đinh Thầy và các anh chi cựu học sinh PBC ở Uc'. Anh niềm nở bắt tay thầy rồi mời cả nhà vào bàn. Anh làm toàn là phở đặc biệt, mùi phở gia truyển thơm phức, nước trong veo thịt mềm mại làm mọi người xì xụp thưởng thức. Thầy nói trung tâm ca nhạc Vân Sơn có quảng cáo về quán phở " chú Thể "  nên thầy muốn vào thưởng thức cho biết có đúng như lời của MC Việt Thảo Quảng cáo hay không.? Anh chủ quán còn mang trứng gà so luộc chín và rượu ngâm thuốc mời thầy, Thầy vào thanh toán tiền thì chú Thể không nhận xin được mời thầy và nói một câu thật tình nghỉa, " Thầy là thầy của Hữu Anh thì cũng là thầy của em , nhân dịp thẩy từ Mỷ sang Uc' chơi , ghé quán là em rất hân hạnh cho nên xin phép được đải thầy chầu phở cây nhà lá vườn, xin thầy đừng phụ lòng em ". Câu nói đó làm thầy trò nhà mình thật cảm động , mình thầm cảm ơn người bạn đầy nghĩa tình này.
Xuống phi trường Sydney, hai anh Phố và Chăn đã có mặt trước đó đón gia đình Thầy đưa về nhà anh Nguyễn Xuân Chăn. Gặp gia đình anh chi Lợi niên khóa 79 và em Tí điệu em gái của chị Lợi cư ngụ ở Sydney, mời mọi người đi ăn ở làng nướng khu Cabramatta, đây cũng là khu trung tâm người Viết ờ Sydney. Hôm sau mọi người kéo về nhà Lợi ăn tối, hát karaoke. thật là vui. Tiếp đó, chi Mỹ Hoa niên khóa 77 mời thầy đến nhà ăn bò xèo và hát karaoke. Còn có nhiều anh chị khác mời gia đình Thầy nhưng vì không có thời gian nên thầy đành cảm ơn xin  thông cãm cho Thầy. Thầy đi thăm nhà hát con Sò ( Operahouse ) cầu ( Harbirt ) kỳ quan của thế giới và tận hưởng những mới mẻ của thành phố Sydney tươi trẻ
Hai ngày sau, trước khi về lại Melbourne, anh Chăn, anh Phố đưa thầy đi thăm Canberra, thủ đô nước Úc. Trên đường đi ghé vào thành phố Woolonggong, đến nhà hàng người em kết nghĩa của Hữu Anh, tại đây chú em chủ nhà hàng chiêu đải gia đình thầy và quý anh chị nhà mình một bửa ăn trưa với nhiều món ăn đặc sản của Việt nam trước khi đi ngả tắc về thăm thủ đô của Úc. Chúng tôi được dịp ngắm  hoa Tulip nở rộ, rực rỡ sắc màu như đón mùng tình thầy trò vạn dặm tìm đến nhau. Trên đường về Sydney, chúng tôi lại ghé anh ban đời của tôi cũng là chủ nhà hàng Thái tên Dũng. Anh người Long Xuyên lấy vợ người Thái Lan, chị nói được tiếng Việt bập bẹ. Nghe tôi báo tối ghé nhà hàng anh ăn tối, Dũng đón chúng tôi và đóng cửa không tiếp khách để dành trọn một tối cho gia đình Thầy trò chúng tôi. Đồ ăn Thai của nhà Hàng Dũng thật ngon khá nổi tiếng ở vùng Woolongong này, Anh tiếp chúng tôi rất chân tình, cái gì ngon là cứ bảo vợ mang ra làm chúng tôi no phình cả bụng, Tôi thật cảm ơn người bạn già đã xem trọng mình và đã tiếp đải Thầy mình thật trân trọng chu đáo.
Chúng tôi lại tiếp tục lên đường trở về, đồng hồ chỉ hơn 10h tối mà quảng đường còn gần 100 cây số mới đến Sydney. Chúng tôi từ giả mà lòng vẩn còn quyến luyến không muốn trở về vì những câu chuyện vui rôm rà vẩn còn dang dở
Tôi với gia đình thầy cô tạm biệt anh chi, bạn bè cùng với các anh chị em cựu học sinh Phan Bội Châu ở Sydney trở về Melbourne trong bùi ngùi luyến tiếc. Những cái xiếc tay bịn rịn, những đôi mắt ươn ướt, những lời nói từ biệt tha thiết là những tiếng nói trung thực nhất, đã nói lên tiếng lòng của của từng người học trò trước giờ phút chia tay với người thầy mà mình hằng kính yêu.
Những ngày còn lại ở Melbourne tôi với vợ chồng anh chi Rạng Nhung đưa thầy đi xem chim cánh cụt ở vùng biển cách thành phố Melbourne gần 200 cây số và những thắng cảnh di tích lịch sử của tiểu bang Victoria cùng thưng thức món bào ngư nồi tiếng của Uc' và món thịt Kangaroo nướng vỉ cuốn bánh tráng chắm mắm nêm rau sống dưa leo chuối chát hiếm có trên thế giới. Rồi cái gì đến phải đến. Tôi đưa gia đình thầy ra phi trường trở về Mỷ. Những ngày quấn quýt bên thầy, những cái bắt tay, những cái ôm nhau trước cừa cách ly. Những vành mắt đỏ hoe,  những bàn tay cố níu kéo nhau như sợ buông ra sẽ đánh mất nhau. Mà thật sự có biết đâu đó là lần cuối cùng tôi được ôm hình dáng vạm vở của thầy và mải mải không tìm lại được.
 
Thầy ơi thầy ! Em từ nay sẽ không còn nhìn thấy lại thầy, không còn tìm thấy được vòng tay che chở của người thầy mà em kính mến ngày nào, không còn nghe giọng nói to rỏ của thầy thêm một lần nào nữa. Làm sao em có thể quên được những ngày kề cận bên thầy, được nhìn ánh mắt bao dung tình cảm mà thẩy luôn dành cho chúng em hở thầy! ... Thầy ơi! Em nhớ thầy!!!
 
Vĩnh biệt thẩy kính yêu
Học trò của Thầy 
Nguyễn Hữu Anh ( niên khóa 70-77 )

Saturday, September 19, 2015

Tâm tình cùng Thầy Phan Xuân Tự / Hồng Anh PBC71 viết từ Nauy Xứ Lạnh Tình Nồng


Con không nhớ con kêu thầy là BA từ lúc nào ???
Kỷ niệm đẹp thì làm ta nhớ mãi trong tim, vào năm 2006 con liên lạc được với các Anh PBC 69, các Anh muốn qua NAUY du lịch nhân cơ hội nhìn lại đứa em cùng xóm ngày xưa... sau 1 năm trời liên lạc năm 2007 đoàn 12 người từ MỸ đến thăm NAUY, xứ lạnh tình nồng này... trong đoàn có các giáo sư:
*thầy TỰ, thầy TÙNG, cô LỆ, cô THU HÀ, cô HUỆ (bạn cô HÀ)
hoc sinh có:
*vợ chồng Anh ÁN PBC 69 - vợ chồng HỒNG OANH PBC 71 - MAI TRÂM con thầy TÙNG - KIM DÂN PBC72 và TUYẾT bạn của KIM DÂN... trong chuyến đi này có thêm cô HOÀNG BẮC, nhưng đến phút chót cô bị bịnh nên bác sĩ không cho lên máy bay.
Chuyến du lịch năm ấy thật vui, thầy trò gâp nhau cùng ôn lại kỷ niệm xưa trong tiếng cười rộn rã, trong chuyến đị này chỉ vỏn vẹn có 2 tuần nhưng sửa soạn cả một năm nên đi được thật nhiều chỗ nổi tiếng:
*thăm OSLO, thăm cung vua NAUY, thăm đại sảnh trao giải NOBEL hằng năm, đi BERGEN rồi đi xem 1 cái FJORTH có tên HARDENGRE những ngọn thác nước cao cả vài ngàn mét, trên đường đi bằng xe lửa, khi đi ngang những ngọn núi cao chót vót tuyết phủ ngàn năm, mùa hè mà vẫn có người đang trượt tuyết, có lúc vẫn có tuyết rơi khi đang giữa mùa hè (vì thế dân NAUY họ uống nước lấy từ những ngọn núi tuyết phủ ấy, tinh khiết và ngọt lịm) nhất là thăm khu vườn mà người VIỆT mình đặt tên là CÔNG TRƯỜNG SEXY  mặc dù nó có tên là The Vigeland Park nổi tiếng thế giới.
*thăm HÒA LAN... à nhớ ra rồi, con nhớ rồi: chuyện là con không đặt khách sạn trước khi đi HÒA LAN vì tháng 5 là tháng du khách rất ít đi  đến đây, tháng 4 họ đi xem hoa TULIPE họ về hết rồi không ngờ trong ngày ấy là ngày đội tuyển bóng đá NAUY nó đi đá tranh cup đi EM... trời ơi !!! không tìm ra khách sạn để ở... cả buổi chiều đi lang thang... trời đêm bắt đầu trở lạnh, có  lúc cả nhóm đành chấp nhận vào sân ga ngủ qua đêm... thấy thầy và thầy cô TÙNG đã lớn tuổi rồi con sợ các thầy cô ngã bệnh con vào 1 khách sạn năn nỉ: - tôi năn nỉ ông... tôi có cha mẹ tôi già rồi, ông làm ơn  tìm cho tôi 1 phòng có thể qua đêm nay dược không ??? trong lúc nó mới lục lọi tìm mới được 1 phòng thì cô HUỆ tìm được 3 phòng cho cả đoàn, mà miễn phí nữa chớ (vì cô có điểm của hệ thống khách sạn RENESSANSE...hú vía)...
nghỉ chút xíu vì máy trục trặc

Sunday, September 13, 2015

Tâm tình với Thầy Phan Xuân Tự / Hồng Anh CHS/PBC viết từ Nauy


Năm ấy con học VIỆT văn do thầy dạy, dù chỉ 1 năm nhưng con rất quý thầy vì con thích văn thơ và ca hát... giọng thầy sang sảng, đố học trò nào ngủ gục nổi (hôm qua thăm gia đình thầy ở Seattle con có kể với Thụy Vũ: hồi đó giọng BA giảng bài lớn lắm, lúc chị vô PHAN BỘI CHÂU học rồi, mà BA giảng bài bên BÁN CÔNG đứng bên quán chị KY cũng con nghe tiếng giảng bài của BA...) con nhớ trong năm đó có một ngày tụi con được nghỉ giờ của thầy và thầy giám thị báo là thầy bị bịnh, tụi con vài đứa rũ nhau đi thăm thầy, con biết nhà vì thầy ở gần nhà con. Đến nơi tụi con không dám vô, đứng lấp ló ngoài cửa, nhìn vô thấy cô đang nấu cơm chiều và em KỲ đang lật úp bên nách thầy... thầy kêu tụi con vô nhà, lúc ấy KỲ cỡ ba bốn tháng rất bụ bẫm dễ ghét, con Xin cho con ẵm em bé (mấy đứa chia nhau được ẵm em bé thích qua), sau này con hay đến ẵm em để cô nấu cơm, con 1 đứa nữa con không nhớ tên, cu KỲ lúc bé tóc mọc dựng đứng như cái bờm ngựa nên tụi con hay kêu là BỜM (không biết có phải như Theo tin dị đoan là tại tụi con vuốt tóc bé).
Năm sau con thi lại và con qua PHAN BỘI CHÂU học, con không gặp thầy thường xuyên nữa, nhưng thầy trò vẫn thường xuyên gặp nhau nơi hành lang lớp học khi sau này thầy làm Tổng giám thị bên trường PBC... cho đến năn 1971 con ra trường thì con không gặp thày nữa... năm 1973,sau hiệp định PARIS con Theo chồng đổi về SAIGON vì Anh ĐOÀN được trở về NGÂN HÀNG QUỐC GIA làm việc.
*1975...sau đó con gặp lại thầy một lần trong hình hài một người tù nhem nhuốc khi thầy bị bắt đi dọn xà bần đổ nát của chợ PHAN THIẾT... với các bạn tù của thầy, hôm ấy con và một số đồng môn đứng bên lề dường che nón: KHÓC... những tháng ngày sau đó con bôn ba tìm đường vượt biên cho cả gia đình, có những lúc bị bắt và bị bỏ tù, bị chà đạp, có lúc ra tù lang thang đầu đường xó chợ. Có lần con nghe KIM YẾN nó kể là thầy ở tù về thầy có ghé nhà thầy hỏi thăm con, hỏi con có khổ  lắm không ??? chồng con  có ra tù chưa??? Con khóc nghẹn ngào (giờ này ngồi viết những giòng chữ này, trong nhà chồng con con ngủ hết rồi, con khóc nhớ thầy...con tạm nghỉ) 

BUỒN

12 tháng 9 Hai không mười lăm.
Con con nhớ như in trong trí ngày đầu tiên con vào học lớp đệ thất trường BÁN CÔNG Phan Thiết, vì năm ấy con thi rớt vào trường PHAN BỘI CHÂU. Chiều hôm ấy vì là ngày đầu tiên con đi học xa nhà và lên bậc trung học nên Bố con phải đưa con đi xin học, con ngồi vắt vẻo sau lưng Bố trên chiếc xe mobilette, sau khi làm thủ tục nhập học hai bố con Theo thầy giám thị đi nhận lớp. Giờ đầu tiên con học là giờ CỔ VĂN (ngày xưa giờ VIỆT văn có: CỔ văn và KIM văn), hình ảnh đầu tiên con nhìn thấy là người thầy giáo cao lớn qua (hồi ấy con bé nên thấy thầy cao quá), con sợ lắm mặc dù thầy đã mỉm cười với con, con được ngồi bàn đầu ngay cửa ra vào lớp vì lúc ấy con lùn và ốm nhom... hôm ấy thầy giảng bài MƯỜI THƯƠNG... thể loại thơ lục bát... thầy cũng nói về điệu hát TRỐNG QUÂN, sau đó thầy hỏi trong lớp có ai biết hát không??? lên hát cho lớp nghe. Trong lớp cũng có nhiều bạn lên hát, nhưng thầy cứ lắc đầu, sau đó thầy giải thích thêm là hát ru con ngủ, con mừng qua giơ tay xin hát (vì cha mẹ con là người bắc di cư nên mẹ con hát ru em con ngủ hằng ngày) bài này con thuộc nằm lòng.
Con bắt đầu hát:


Một thương này ... tóc bỏ cái.... đuôi gà (nhìn thầy thấy thầy gật đầu cười)
Hai thương này..... ăn nói mặn mà.... là mà có duyên..... (hát cho hết 10 cái thương)


Hát xong mà cả lớp im lặng (người miền Nam và PHAN THIẾT ai mà biết cái thể điệu TRỐNG CƠM này), chỉ mình thầy xoa đầu con khen: GIỎI...


  Vậy mà đã 8 năm rồi, qua bao lần hội ngộ của trường PHAN BỘI CHÂU, lần nào BA và cô cũng đi dự, cứ mỗi lần như thế là cha con ta lại ríu rít hẹn gặp nhau, lúc đầu gọi bằng VIBER, sau này có TANGO BA  mừng lắm, gọi cho con ngay báo tin... BA  gọi cho con thường,kể chuyện trên trời  dưới. 
Năm 2012 trước khi đi CALI dự hội ngộ,vợ chồng con qua thăm BA và các em ở SEATTLE, sau một chuyến bay hơn 10 tiếng đồng hồ, vừa ra đến cổng hải Quan  con đã thấy BA và cô đón tụi con đứng đó rồi... Chúng con ở chơi mười ngày, BA và cô lo cho tụi con thật chu đáo, em THỤY VŨ lo sắp xếp giờ đi làm để có giờ đưa tụi con đi chơi CANADA, ghé thăm cô LƯƠNG và nhà văn HẢI TRIỀU. những thời gian này con và em VŨ hay thủ thỉ kể chuyện về BA hồi đó... VŨ khúc khích vui. Nhớ có một buổi sáng con dậy sớm (vì SEATLE cách NAUY 9 múi giờ) nghe tiếng động lục đục dưới nhà bếp, con đi xuống lầu, con thấy BA đang lui cui nấu bếp, BA hỏi con sao dậy sớm vậy ??? rồi BA nói thêm:
"BA biết con thích ăn bắp ăn khoai, BA hấp chín rồi nè con, đói bụng xuống mà ăn, chút xíu cô ngủ dậy BA hấp thêm bánh bột lọc nữa... BA biết con thích những món VIỆT NAM"

con lặng người đứng lại trên cầu thang, lâu lắm rồi... hơn một năm nay từ ngày bố con mất (2011) con không nghe có ai kêu con bằng con và xưng bằng BA... con muốn khóc vì vui và ấm lòng.
*Thụy Vũ à... BA không chỉ có mình em là con gái đâu... Chị HỒNG ANH cũng là con gái của BA nữa sau khi BA xoa đầu chị khen chị GIỎI năm nào
Năm 2013 con và các em qua CANADA chơi, sau đó xuống CALI, khi biết con xuống CALI BA và cô cùng em VŨ cũng bay xuống gặp chị em con... cứ cha con gặp nhau là bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa dưới mái trường PHAN BỘI CHÂU lại ùa về... hai em KỲ và VŨ chỉ biết cười và nhất là BA... góp vui những kỷ niệm... năm này thấy BA phục hồi, BA lên cân, nhìn BA con mừng hy vọng BA qua khỏi. Qua năm nay con nghe BA nói qua máy BA bị đi cấp cứu nhiều, tụi con nghĩ BA dự hội ngộ không được, nên con có gọi và có ý lên SEATLE thăm BA trước khi về CALI, nhưng BA khoe BA khỏe lắm, các em đã mua vé rồi, hẹn ngày 1 tháng 7 gặp nhau ở CALI. Cứ tưởng ngày ấy gặp nhau ở CALI nhưng khi đến CALI con nghe TẠ TRUNG nói BA trở bệnh nặng phải vào nhà thương .... khi ở CALI con có gọi BA, BA vẫn bốc máy gọi TANGO và nhìn vào màn hình, lần này BA không nhìn con nữa mà cứ nhìn lên trần nhà nói chuyện với con, bây giờ con mới biết là BA không dám nhìn thẳng con vì BA sợ con thấy BA khóc. Thật sự những ngày con ở bên CALI con muốn lên thăm BA lắm, nhưng thời gian này máy bay không trống chỗ nên con đành vậy !!! khi về đến NAUY con cũng gọi thăm BA, BA bốc máy nhưng tiếng nói yếu lắm, con không nhìn thấy hình của BA... chỉ nhe tiếng nói và trên màn hình chỉ toàn hình của gối và mền đắp.
  Giờ này BA đã yên nghĩ... con lại có cảm giác MỒ CÔI cha lần nữa... cầu TRỜI BA ở cõi VĨNH HẰNG an vui... thế gian này BA đã hết nợ như CON TẰM NHẢ TƠ cho lớp học trò như chúng con nên người...
 
Con gái của BA
Viết xong ngày 13 tháng 9 năm 2015 tại NAUY, hôm nay trời NAUY vào thu, lá ngoài vườn bắt đầu trở vàng... nhớ BA
 

Tâm Tinh với Thầy Phan Xuân Tự - Hống Anh PBC71 / Nauy

Thế là từ đó con gọi hai thầy là PAPA của con, gọi cô THU HÀ là MAMMAN
Ở HÒA LAN chúng ta đi thăm BỈ với ÁO: vườn TUPIPE KØKENHOFF, bức tượng thằng bé đứng đái có vòi, cùng con đường có những hãng làm chocolet họ cho chúng ta nếm thử bánh lạt chấm choco ngon ngon... qua ÁO: với những miền quê thơ mộng, mỗi căn biệt thự doc theo con kinh đào... mỗi căn thiết kế một kiểu và nhất là những con dường dài thăm thẳm những hàng cây có nhánh mọc ngang như 2 cánh tay xòe ra... tất cả đều yên tĩnh và mang nét thanh bình...
Hôm cuối cùng ở HÒA LAN: cha con ta đi thăm hãng bia HEINEKEN, sau khi đi thăm quy trình họ sản xuất, họ cho mỗi người 2 nắp ken bia, mỗi nắp là 1 ly cối thật bự, mấy bà không ai dám uống, nhìn những giòng bia vàng óng sủi bọt các cô và nữ sinh bỏ hết, hôm ấy con nhớ BA gom được 8 ly... HỒNG OANH cẩn thận mang theo khô bò và mực xé, chia nhau nhậu, hò la: DÔ DÔ ồn ào 1 góc.. xong 8 ly bia BA ngồi dựa tường cười sảng khoái, con và HỒNG OANH sợ phải khiêng BA về.... nhưng BA vẫn tự đi về... (mới mấy năm qua, BA khỏe như tuổi thanh niên mà giờ này BA đã ra người thiên cổ... ôi thế gian này vô thường  thật... sau đó chúng ta đi thăm hăng làm kim cương và về lại NAUY để sau đó chúng ta chờ hôm sau đi ĐAN MẠCH bằng tàu CRUISE...
Chiều hôm ấy, sau khi ăn no nê cha con ta  lại khăn gói lên tàu đi ĐAN MẠCH... YẾN nó sợ ăn uống trên tàu mắc mỏ vì giá sinh hoạt ở đây đối với thế giới rất là đắt nên YẾN lo đặt bánh chưng, nấu cơm nắm và kho gà gừng để cả đoàn mang theo ăn.. lúc đến bến tàu sau khi con lấy vé phòng và chia cho mọi người con đề nghị mọi người lên tàu tìm phòng của mình trước, còn con ở lại lo thủ tục giấy tờ con lên sau vì cả đoàn toàn người ngoại quốc... lúc sau BA đến lấy vé thấy con đứng một mình,BA hỏi mọi người kia đâu??? con nói là tất cả lên nhận phòng hết rồi,rồi hai cha con vào tàu: hai cha con là người sau cùng lên tàu... Tàu rời bến, mọi người lên bon tàu xem cảnh tàu tách bến ra khơi, có người hôm ấy bồi hồi nhìn 2 hàng nước sủi bọt đẩy con tàu rời bến, trời đã 5 giờ chiều mà mặt trời vẫn chói chang: BẮC ÂU mà... Đến giờ mọi người tụ lại ăn chiều, nhìn hoài không thấy BA qua ăn chiều, con và HỒNG OANH đi kiếm BA, đập cửa phòng không thấy trả lời, hai đứa leo lên phòng nhà hàng MAC DONALD thấy BA ngồi một mình nhìn mông lung ra ngoài trời, tụi con hỏi BA sao không ăn chiều, BA buồn buồn nói:
cùng đi chung mà tất cả bỏ con lại có một mình, BA buồn nên không ăn chiều.. rồi BA khóc
ui!!! BA hiểu lầm rồi, con nói cả đoàn đi tìm phòng vào trước, con một mình lo thủ tục lên tàu con lên sau... con người NAUY mà, ai dám bắt cóc con mà sợ... sau đó hai đứa dỗ mãi BA mới ăn chiều.... sau đó hai con quỷ xứ chạy ra ngoài bon tàu ôm bụng cười chúi nhủi vào nhau... 

thương BA nhiều.

Saturday, September 12, 2015

Tâm Tình với Chú Phan Xuân Tự / Thu Vân PBC71 & PBC72

Chú ơi,
      Giờ này chú không còn phải đau đớn với kim tiêm, ống thở & dây sẻrum chăng chịt trong bệnh viện nữa rồi ! Giờ này cháu tin rằng  linh hồn Chú đang thanh thãn, nhẹ nhàng  ... Cháu hy vọng Chú vui khi biết được tấm lòng hiếu thảo của các em, cũng như tấm chân tình của bạn bè thân hữu cùng các lứa học trò PBC dành cho Chú .
        Dù Chú đi xa mãi mãi nhưng hình ảnh Chú vẫn hiển hiện không phai mờ trong ký ức cháu. Đó là những năm thật xa ... Khi O, Chú chưa qua Mỹ. Thời ấy ai cũng khổ, quanh năm tất bật lo cuộc sống cơm áo đời thường. O, Chú và cháu cũng cuốn trong vòng xoay ấy ! Cùng sống trong cái thành phố Phan Thiết nhỏ bé này nhưng ít khi gặp nhau, chỉ trừ những ngày giỗ, kỵ trong gia đình. Cho đến ngày tận cùng của năm cũ, cháu luôn được gặp O, Chú trong giờ phút thiêng liêng, ý nghĩa nhất để đón chào năm mới. Đó là những đêm Giao Thừa còn được nghe tiếng pháo. Năm nào cũng y như vậy ! Cháu dắt Bé By bước vào cổng chùa Phật Học thì đã thấy O, Chú đứng bên cội Bồ đề cổ thụ, có tàng lá toả rộng lao xao trong gió. O, chú cười thật tươi khi cháu đến bên chúc Tết. O , Chú cũng kg quên chúc lại câu " Vạn Sự Như ý " ! Rồi cùng vào lễ Phật. Lúc này, mọi người lễ Phật xong trở ra sân chùa chờ xem đốt pháo. Gió Xuân mang hương trầm quấn quýt không gian. Trong thời khắc Trời Đất giao hoà, lòng người cũng ngập tràn cảm xúc hân hoan và hy vọng. Những dây pháo tống, pháo đại dài lê thê được kết lại treo trên mái hiên chùa vòng vèo như con rồng uốn lượn. Pháo nổ vang trời. Có những vòng khói tròn thật lớn cuộn lơ lững trên mái chùa như không muốn tan đi. Nhớ có lần thật ngạc nhiên, cháu chỉ O Chú xem những vòng khói ấy... Mà trong đầu cứ nghĩ đến sự linh thiêng, cảm ứng của Phật Trời. Sang ngày Mùng Một Tết năm nào cũng vậy, cháu lại diện áo dài, về nhà tự thật sớm để thắp hương Ông Bà Tổ Tiên. Chú cũng chở O về rất sớm. Con cháu trong gia tộc lần lượt đến. Những lời chúc tốt đẹp, những phong bao lì xì khiêm tốn, tượng trưng được trao cho các em nhỏ (Thời đó, làm gì có tiền nhiều hả Chú !) Thật là vui vẻ và đầy ý nghĩa của truyền thống gia đình mình ! Và trong ngày đầu Xuân ấy, bên những chậu mai vàng - được các Chú đào từ núi Cố về - đang đơm hoa vàng rực rỡ, đẹp đến bất ngờ, Cháu như vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng ông Nội ẩn hiện trong vòm cây lá trước sân nhà ... Pháo được các em đốt liên miên. Đúng là vui như Tết ! Bàn tiệc gia đình cũng được bày ra. Đến hồi cao hứng, chú Lăng kéo tay Chú ra giữa nhà để bắt đầu bài hát "ruột"  Sài Gòn đẹp lắm, SG ơi ..." Khi đó, Chú trở thành một người rất khác. Vẻ trầm ngâm ít nói đi đâu mất! Chú cất giọng hát ồ ề hoà cùng giọng chú Lăng và  hai Chú say sưa nhảy điệu Twist vụng về nhưng không kém phần sôi động. Không khí lúc ấy thật vui nhộn, mọi người cùng hoà nhịp hát theo cộng với trận cười nghiêng ngã ... Rồi từ đó Chú & Chú Lăng trở thành "thương hiệu SG đẹp lắm" mỗi khi nhà có đám giỗ, hay tiệc tùng. Ai cũng thích xem màn nhảy Twist của Chú, còn cháu thì cứ nhớ hoài !
     Cháu còn nhớ năm kia (2013), Em Hà sắp cưới vợ. Chú thường phone về hỏi cháu có qua dự đám cưới kg ? Cháu hứa sẽ qua. Rồi cháu với Thủy -Tiến có mặt ở Seattle cùng lúc với Thầy Tùng - Cô Lệ và vợ chồng anh Thạch (PBC69 ở San Jose). Đón mọi người chú vui ra mặt, cười nói không ngớt. Nhà rất rộng 4, 5 phòng mà chú cứ lăng xăng, đích thân sắp xếp chỗ ngủ cho mọi người. Chú thật chu đáo lo trong ngoài đủ việc cùng với Vũ, Hà,  dù lúc đó chú đã mang bệnh khó trong người. Chú đưa mọi người ăn tiệm, đãi những món thật ngon. Chú châm trà ngon đãi thầy Tùng, Thầy Đức cùng mọi người với món chuối khô tự tay chú sấy trước đó, chất đầy một hủ to. Cháu còn được biết ngày thường chú hay vào bếp nấu những món ngon quê hương cho cả nhà thưởng thức. Chú đảm đang, siêng sắng và chu đáo nên O thiệt khoẻ. Mừng cho O có được người chồng tuyệt vời như Chú. Chú lo từ thức ăn cho tới màn văn nghệ đêm tiệc Wedding. Chú muốn đêm tiệc thật vui, thật sôi động hấp dẫn nên cứ cười cười nhắc mấy đứa cháu "Hôm giờ nghe nói nhà gái tập tành văn nghệ dữ lắm. Mấy cháu ráng lên nha." Đặng Tiến tự tin tuyên bố "Chú đừng lo, chỉ cần ba đứa cháu lên là nhà gái bứt show". Đêm tiệc vui ơi là vui !  Nhà trai nhà gái hát hò tưng bừng khói lửa ! Nhà gái có màn hợp ca với lực lượng thật hùng hậu. Thế nhưng tuyên bố chào thua vì  lượng kg hơn được chất ! hi hi... Đêm đó cháu nghĩ theo cảm tính của mình, Chắc Chú vui nhiều lắm lắm! Rồi những ngày sau đám cưới, Thầy Tùng, anh Thạch, Tiến ba bộ đôi rủ nhau lái xe qua Canada chơi. Chú biết cháu không đi được vì không có Visa. Chú sợ cháu và vợ chồng chị Ngọc Trai buồn nên hối Vợ chồng Tường, em Vũ cùng Chú đưa mọi người đi chơi quanh thành phố. Chú hướng dẫn cả đoàn đi downtown, đến Farmer Market, đến khu phố ven biển ... Có bệnh trong người nhưng Chú lúc nào cũng vui vẻ, tươi tắn dù đi chơi nhiều. Chú không hề hối hả. Cháu thấy thế nên tha thẫn ngắm hoa. Muôn hồng nghìn tía, tươi như roi mới cắt tức thì. Đẹp ơi là đẹp ! Cháu mê mãi la cà, chụp hình cho hoa ... Lại thêm chợ cá độc đáo nổi tiếng. Có con cá thiệt to nhảy lên làm mọi người giật mình thích thú ! Thật là một buổi đi chơi rửa mắt vì hoa đầy thú vị ! Đến chiều chú đưa cả nhà đi ăn nhà hàng. Tiệm này nổi tiếng nấu ăn ngon. Chú gọi thêm những món ăn ngon nhất cho mọi người thưởng thức. Chú thật là chu đáo, ân cần ! Hôm sau Chú đưa mọi người đến thăm chú Phụng gần đó. Chú quan tâm hỏi han đủ điều với em, với cháu đúng phong thái người anh, người bác đầy sự quan tâm, đầy cả tình thương...
         Lần sau cùng cháu được gặp Chú là lần Chú, O cùng các em Vũ, Hà về Cali hè năm ngoái (2014) . Cả nhà lên thăm Tiến với thật nhiều trái cây và sữa. Gặp lại Chú sau một năm, cháu thấy Chú gầy đi rất nhiều. Tóc Chú rụng gần hết, trông chú già và không còn vui tươi như trước. Thấy thương Chú quá ! Lúc sắp qua lần này, cháu có gọi hỏi Chú cần lá đu đủ cháu mang qua. Chú cho biết không dùng lá đu đủ vì đang uống thuốc BS cho, uống lá đu đủ sợ mất tác dụng của thuốc. Nghe Tiến báo O, Chú sắp qua Cali, sẽ đến thăm nhà Tiến- Thuỷ. Tiến rất trông Chú tới. Không ngờ Tiến trở bệnh nặng quá nhanh ! Ngày Chú đến, Tiến đã rơi vào hôn mê. Lúc đó cả nhà đứng bên lặng nhìn buồn bã. Riêng Chú, Chú cứ gọi " Tiến , Tiến ơi ! Chú tới thăm cháu đây !" Mà Tiến vẫn nằm đó im lìm ... Hồi lâu, Chú tới ngồi sofa gần chỗ Tiến nằm. Chú lặng thinh nhìn Tiến rồi lại nhìn ra khoảng sân có nhiều hoa hồng rực nắng vàng tươi ... Mà sao trong đôi mắt Chú, cháu thấy chỉ một màu u sầu trĩu nặng như mùa đông sắp đổ cơn mưa ...
           Chú ơi, cháu không thể nào quên ánh mắt của Chú ngày hôm ấy. Cho đến về sau...  mãi mãi ... Cầu xin Chú thảnh thơi trong cõi Vĩnh Hằng .
                                                                    Cháu Vân .

Tâm Tình với Thầy Phan Xuân Tự / Hồng Anh PBC71 - Nauy

Năm ấy con học VIỆT văn do thầy dạy, dù chỉ 1 năm nhưng con rất quý thầy vì con thích văn thơ và ca hát... giọng thầy sang sảng, đố học trò nào ngủ gục nổi (hôm qua thăm gia đình thầy ở Seattle con có kể với Thụy Vũ: hồi đó giọng BA giảng bài lớn lắm, lúc chị vô PHAN BỘI CHÂU học rồi, mà BA giảng bài bên BÁN CÔNG đứng bên quán chị KY cũng con nghe tiếng giảng bài của BA...) con nhớ trong năm đó có một ngày tụi con được nghỉ giờ của thầy và thầy giám thị báo là thầy bị bịnh, tụi con vài đứa rũ nhau đi thăm thầy, con biết nhà vì thầy ở gần nhà con. Đến nơi tụi con không dám vô, đứng lấp ló ngoài cửa, nhìn vô thấy cô đang nấu cơm chiều và em KỲ đang lật úp bên nách thầy... thầy kêu tụi con vô nhà, lúc ấy KỲ cỡ ba bốn tháng rất bụ bẫm dễ ghét, con Xin cho con ẵm em bé (mấy đứa chia nhau được ẵm em bé thích quá), sau này con hay đến ẵm em để cô nấu cơm, con 1 đứa nữa con không nhớ tên, cu KỲ lúc bé tóc mọc dựng đứng như cái bờm ngựa nên tụi con hay kêu là BỜM (không biết có phải như Theo tin dị đoan là tại tụi con vuốt tóc bé).
 
Năm sau con thi lại và con qua PHAN BỘI CHÂU học, con không gặp thầy thường xuyên nữa, nhưng thầy trò vẫn thường xuyên gặp nhau nơi hành lang lớp học khi sau này thầy làm Tổng giám thị bên trường PBC... cho đến năn 1971 con ra trường thì con không gặp thày nữa... năm 1973, sau hiệp định PARIS con Theo chồng đổi về SAIGON vì Anh ĐOÀN được trở về NGÂN HÀNG QUỐC GIA làm việc.
 
*1975... sau đó con gặp lại thầy một lần trong hình hài một người tù nhem nhuốc khi thầy bị bắt đi dọn xà bần đổ nát của chợ PHAN THIẾT... với các bạn tù của thầy, hôm ấy con và một số đồng môn đứng bên lề dường che nón: KHÓC... những tháng ngày sau đó con bôn ba tìm đường vượt biên cho cả gia đình, có những lúc bị bắt và bị bỏ tù, bị chà đạp, có lúc ra tù lang thang đầu đường xó chợ. Có lần con nhe KIM YẾN nó kể là thầy ở tù về thầy có ghé nhà thầy hỏi thăm con, hỏi con có khổ  lắm không ??? chồng con  có ra tù chưa ??? Con khóc nghẹn ngào (giờ này ngồi viết những giòng chữ này, trong nhà chồng con con ngủ hết rồi, con khóc nhớ thầy)...con tạm nghỉ) BUỒN
 

Friday, September 11, 2015

Thư Cảm Tạ

Trước tiên con xin thay mặt cho Má con là bà Nguyễn Thi Huyền Sương, anh Phan Xuân Bá Kỳ (PBC’81), và chị Phan Xuân Thụy Vũ (PBC ‘90), xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Thanh Tùng (bác Tùng) đã thường xuyên thăm hỏi và động viên qua điện thoại lúc Ba con bị bệnh.  Tình cảm của Bác dành cho Ba con và cho gia đình của chúng con thật là quý báo.
 
Tiếp theo là con xin kính gởi lời cám ơn đến các bằng hữu của Ba con, các Thầy Cô, các Cô Chú, và các Anh Chị cựu học sinh trường trung học Phan Bội Châu Phan Thiết đã gởi những vòng hoa rất đẹp trong ngày tang lễ của Ba cùng với những lời phân ưu và những bài thơ thật hay, ai đọc cũng phải mũi lòng rơi lệ.
 
Hiện tại nhà quàn họ muốn làm một cuốn sách lưu niệm cho gia đình và người thân. Nếu có thể được con kính xin các Thầy Cô, các Chú, và các Anh Chị viết một vài chuyện ngắn, những kỷ niệm mà mọi người đã có với Ba, để có dip chúng con và những ai thương Ba con sẽ ôn lại những kỷ niệm về Ba con.
 
Con hy vọng sẽ nhận được những mẫu chuyện, những kỷ niệm lúc sinh thời của Ba. Một lần nữa con xin đại diện cho Má, Anh Chị con để cảm tạ các bằng hữu của Ba con, các Thầy Cô, các Bác, các Chú, cùng với các Anh Chị cựu học sinh trường trung học Phan Bội Châu Phan Thiết. 
 
Phan Xuân Trọng Hà (PBC '95)
 
TB: Xin gởi những mẫu chuyện, những kỷ niệm về Ba con trong diễn đàn này hoặc gởi qua trực tiếp qua email của con: thphan@mit.edu

Wednesday, September 9, 2015

Tâm Tình Phan Xuân Thụy Vũ

 
Ba ra đi là một mất mác lớn trong đời con. Cả thế giới của con đều bị sụp đổ và con thật sự lạc hướng khi không có ba chỉ dậy. Ba là niềm vui và nguồn sống của con. Con cảm thấy rất may mắn được sống bên cạnh để chăm sóc cho ba. Đôi lúc con đã cau có vì mệt mõi và thiếu ngũ, con thật có lỗi với ba.
Ba là một người cha vĩ đại, cả cuộc đời ba đã hy sinh cho vợ và con. Ba đã chịu nhiều đắng cay và cực khổ để lo cho chúng con. Thời gian đầu ngay cả lon nước ngọt trong máy ba không dám mua vì bachê mắc. Ba luôn đặt chuyện học vấn của tụi con lên trên cho nên ba sẵn sàng làm đủ nghề để tụi con không phải lo lắng về tiền bạc ở nơi đất khách quê người. Có đôi lúc thấy ba cực khổ quá, con định bỏ học để giúp gia đình, nhưng rồi nhờ vậy mà con ráng cố gắng để không phụ lòng ba.
Con tuy đã lớn rồi, nhưng ba vẫn còn lo cho con từng ly từng tí.
1. Làm sao con quên được mỗi khi con đi làm về khuya, ba nấu cháo ngồi đợi và nhắc con ăn trước khi ngũ vì sợ con đói?
2. Làm sao con quên được mỗi khi con bệnh, ba đem thuốc tận giường cho con uống vì ba biết con rất ghét uống thuốc?
3. Làm sao con quên được mỗi buổi tối ba đợi con về ăn cơm chung? Đôi khi con đi về trễ, quên báo cho ba biết thì ba cứ đợi.
4. Làm sao con quên được mỗi buổi sáng ba luôn chuẩn bị đồ ăn cho con trước khi con đi làm?

Con rất kính phục ba vì con biết mấy tháng qua ba rất mệt mỏi nhưng ba không hề bỏ cuộc. Ba đã cố gắng rất nhiều vì ba không muốn tụi con lo lắng. Con biết ba rất sợ vào bệnh viện, nhưng vì thương con nên ba đã đồng ý đi. Có lần ba gần như khóc khi kêu đi bệnh viện. Khi ở bệnh viện thì ba sợ má ở nhà một mình không ai lo nên đòi về.
Con xin ba hãy bỏ hết mọi thứ và cứ thanh thản mà ra đi. Bây giờ ít ra thì ba không đau về thân xác và không phải đi bệnh viện nữa. Anh em con sẽ lo chăm sóc má thay ba.
Con cầu xin hương linh của ba sớm siêu thoát về với Phật.
Con gái của ba.

Friday, September 4, 2015

Kỹ niệm về thầy Phan Xuân Tự thì có nhiều nơi tôi và nơi bạn bè cựu học sinh PBC.


Để góp phần nhỏ vào loạt bài viết về thầy, cũng là cách gữi theo thầy những tình cảm quý mến thầy về chốn vĩnh hằng...
 tôi xin trích trong http://hovankhai.blogspot.com/  hồi ký "Một thời rực lữa phù du" của tôi viết nữa chừng, một đoạn câu chuyện có liên quan đến thầy -lúc ấy là Giáo sư tổng giám thị PBC vào quãng thời gian tôi đang học niên khóa 1964-71.
Nếu thấy phù hợp, mong PBCHoiNgo cho đăng vào trang nói về thầy.
Trân trọng,


Hồ Văn Khai ( Saigon ) 
 
Phần 4- Ai đưa sấm chớp đến trường Phan Bội Châu?
(Cái chết của học sinh Minh dưới bánh xe jeep Mỹ. Và trong sân trường PBC giờ ra chơi, có ai đó đã hô to : Đả đảo đế quốc Mỹ! Thầy hiệu trưởng Nguyễn Thanh Tùng : Việt cộng...Rồi đây bọn trẻ sẽ khổ!)

Giờ ra chơi. Căng tin ở cửa sau đầy nghẹt bọn học trò con gái nhiều hơn con trai, um như một góc chợ bán gà vịt. Bọn nhị B1, B2 túm tụm nhau ở dãy lớp phía sau dành cho đệ nhất cấp.Tài lùn khẻ khàng " Xem bà Trang mông, Thu An đầm xòe và Hà liễu kìa. Mỏ với miệng. Chán!". Lê thành Minh xía vào " Nhà tao kề trước chợ công xi rượu Nhiêu Bá (?) nên có lạ gì. Ba bà nặc nô mà lạch bạch đi chung với một con vịt thì thành cái... le marché du parfum!" Khà khà, hả hả...Bọn con trai cười ồn ào.
Lê Đức hỏi Lê Lá "Vụ thằng Minh bị xe jeep Mẽo cán chết hôm kia, hồi sớm mày nói với thầy Vũ, thầy Tự ra sao rồi. Mấy ổng có cho mình mần một phát không vậy?". Lá ròm trả lời "Để hỏi thằng Khai... Ông Vũ chỉ qua ông Tự. Ông Tự bán cái qua ngài Tùng. Mà thầy hiệu trưởng chỉ kêu mình thằng Khai vào phòng giám học nói cái gì đó. Mà hồi nảy, giờ cô Toàn pháp văn, tao đi ngang qua cửa lớp nó thấy nó chạy xuống ngồi chung với Lê Hoàng rù rì to nhỏ. Chắc là có cái gì đó rồi".Thanh nhà cò hít hơi dài điếu thuốc lá capstan, chỏ miệng vào "Nó ra ngoài mua thuốc lá nhà bà Hà ruồi trước cổng. Vào bây giờ. Mẹ... Làm trưởng ban đại diện học sinh mà nói không vô lổ tai ông Tùng, thì chỉ có nước ăn cám".

Khai chợ trèo tường dãy nhà để xe đạp học sinh, níu tay Lê Hoàng nhảy xuống bải cỏ. Cả bọn túm tụm nhau ở cái gôn sân bóng đá sau lưng dãy phòng học. "Sao lại trèo tường?". "Ông Tùng đứng chình ình ở trước cổng phụ dòm ra. Mà vô cổng là như những lần trước ổng hỏi móc ngay họng : Sao? Ban đại diện ra họp kín ở nhà cô bé Hà à?". Đức khùng "Họp cái khỉ gió!". Tài lùn "Nói hỗn mậy. Tao mét ổng bi giờ".
Hoàng hỏi "Mày nói chuyện với cha nào lạ quắc ở trước cửa nhà con Hà ruồi vậy. Tao dòm ở cổng sau chỗ căng tin, thấy ông Tùng đứng ở cổng trước nhìn mày lom lom đó". "Tao để ý thấy ổng rồi. Người hồi nảy là anh Thượng (Nguyễn Xuân Thượng) nhà ở đường Khải Định gần nhà cò, hình như đang học ở đại học Vạn Hạnh trong Saigon. Anh ta hỏi tao nghe nói trường Phan Bội Châu tính làm lễ truy điệu học sinh Minh bị xe Mỹ cán chết có phải không. Ảnh còn nhờ tao tìm tấm hình thằng Minh cho ảnh để đăng báo sinh viên gì đó". Thanh nhà cò "Tao biết ảnh. Nhà ở ngã ba trường tiểu học Đức nghĩa đi tới khoảng năm mười căn nhà gì đó. Gần nhà Kim Chi nhưng ở dãy nhà bên kia đường".
Đức khùng lầm bầm "Sao Saigon biết là mình tính làm lễ truy điệu vụ của Minh vậy cà? Thằng nào tung hê ra vậy? Mà cha Thượng gì đó có nói gì nữa thôi?" "Ảnh hỏi có cần pháo dây không? Tao nói không cần, vì ông Tùng hiệu trưởng yêu cầu chỉ được làm lễ truy điệu trong vòng mươi phút sáng mai giờ chào cờ, mà phải nghiêm chỉnh không được kéo nhau xuống đường. Tao long trọng d' accord rồi. Làm gì mà đốt pháo! Mà ổng yêu cầu phải là tao hay thằng Đức phát biểu. Lá ròm không được. Ổng hỏi tao có thường đến nhà Lê Lá ở Phong Nẩm chơi không. Sao ổng biết Lá ròm ở Phong Nẩm. Kỳ thiệt. Chắc ổng đọc lý lịch ở học bạ."
Thằng Lá ròm xanh mặt, không hiểu là nó ứa gan vì không cho lên phát biểu, hay vì cái gì đó.
Tiếng chuông vào học inh ỏi. "Chuông gì mà phía sau nhà xe cũng mắc thêm mội cái. Cẩn thận dữ ta!" Hoàng kết lại trước khi bỏ chạy trước.
Dãy hàng lang lầu 1 om sòm khi bà Thu An mặc áo đầm màu kem lợt ẹo dáng bên cạnh mấy bạn gái áo dài. Lê Hoàng đi sát bên nói nhỏ cái gì đó. "Dê xồm" Tiếng của cha nào đó hét lên rồi cười ha hả.

Còn chưa vào hết lớp học, thì bỗng nhiên có ai đó hô thật to : "Đả đảo đế quốc Mỹ".
Tiếng thét như con dao nhọn thọc vào trái tim ngôi trường vốn xưa nay vẫn yên ả e thẹn như một người con gái còn trinh.
................
Trong phòng giám học, Khai, Lê Đức, Lê Lá ba thằng đứng trước mặt thầy Tùng, thầy Vũ, thầy Tự, nhìn vẫn vơ lên tường có treo lá cờ và mấy cái bằng khen của Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
Thầy Tự mặt hầm hầm đi tới đi lui.
Thầy Vũ đứng cười mĩm, mắt lấp lánh sau cặp kiếng cận dày cui.
 Thầy Tùng cũng đi tới đi lui mỏi chân, đứng lại hỏi "Vậy là mấy ngài của ban đại diện, mà không biết ai đã hô khẩu hiệu à?" Đức khùng nhỏ nhẹ "Dạ thầy hiệu trưởng, khẩu hiệu gì ạ. Tụi em không biết". Thầy Tùng "Không biết? Hừ hừ. Thầy hỏi nhắc lại lần nữa ai la hét đả đảo đế quốc Mỹ". Thầy Vũ hích nhẹ hông hiệu trưởng, lắc lắc đầu.
Khai lầm bầm trong miệng "Thầy chứ ai vô". Thầy Tùng nhìn thấy được (nhưng làm sao mà nghe được) bèn hỏi "Sao Khai, giờ mới chịu khai à. Tên của mình mà, không khai là không được với mấy thầy đâu. Mời nói"
"Em có thể lấy danh dự của ban đại diện mà thề rằng, không hề biết bạn nào đã hô khẩu hiệu, và cũng không có chủ trương làm chính trị trong trường học. Chỉ đơn giản là truy điệu cho bạn Minh, dù không học cùng trường và không quen biết nhau, thì cũng là tuổi học sinh với nhau. Tụi em chỉ muốn biểu thị thái độ với tụi Mỹ mà thôi..." Thầy Tùng ngắt lời "Không làm chánh trị mà lại xin làm lễ truy điệu, lại hô khẩu hiệu đả đảo đế quốc...à, mà cũng đừng có nhân danh tập thể ban đại diện mà thề. Em chỉ nhân danh em thôi" Và thầy trừng mắt nhìn Lá ròm "Em nói gì đi chớ. Người Phong Nẩm biết nhiều thứ lắm đó!"
Thằng Lê Lá xanh mặt làm thinh. Hình như nó xanh mặt từ lúc ra chơi tới bây giờ. Lạ quá...
Hiệu trưởng Tùng quát vào thầy Tự "Ông ngày mai quản lý mấy đứa nhỏ không cho làm lễ làm liếc gì cả. Muốn làm thì ra ngoài đường mà làm. Khi nào ổn ổn rồi thì cho làm nho nhỏ. Sao đồng ý không các vị đại diện?"

Ba thằng bước ra khỏi phòng giám học cùng với thầy tổng giám thị Phan Xuân Tự, vẫn còn kịp nghe tiếng thầy Tùng nói với thầy Vũ "Việt cộng...Rồi đây bọn trẻ sẽ khổ!"


Hồi ký : Năm học đệ nhị 1969-70, ảnh hưởng của phong trào đấu tranh chống Mỹ, chống áp bức bất công tham nhũng, chống bắt lính đôn quân,...của sinh viên, học sinh Huế, Saigon đã ngấm ngầm thấm vào các trường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Chính Tâm,... 

Sự hiện diện của những người lính viễn chinh Mỹ, Đại Hàn, Phi luật tân,...đã làm đảo lộn, băng hoại nếp sống, nếp nghĩ, lề thói, tập quán, phong tục của người miền trung vốn sâu dày cố cựu với quá khứ. Những đám tang buồn thảm của binh sĩ chết trận ngày càng không còn hiếm ở làng nọ, phố kia, dù chính quyền lúc đó đã xáo trộn vị trí địa lý sinh sống và đóng quân của người lính ra đi từ Phan thiết, Bình thuận. Việc mưu sinh của dân chúng ngày càng khó khăn, kể cả gia đình những viên chức, lính tráng ngoài đồng lương còn có thêm phụ cấp vợ, con. Học sinh học hành trong căng thẳng vì chế độ quân dịch hà khắc, vì mất mát bạn bè sau từng niên học. Họ đã vào lính lúc tuổi đời còn rất trẻ, còn ham học ham chơi, và hầu như chưa có một mảnh tình yêu nào trong chiếc ba lô khi vào chiến trận. Những Mai xuân Lai, Lê văn Khôi, Mai hữu Lễ,...cũng chỉ vì lớn hơn các bạn đồng môn 1 tuổi, đã phải rời xa tuổi học trò từ sau năm lớp đệ tứ.

Và...Phan thiết đã đứng lên!
Những cuộc vận động bầu cử thân hào nhân sĩ trí thức tiến bộ vào Hạ nghị viện; những nhóm, hội đoàn, ban đại diện học sinh các trường trung học,...ra đời, công khai cũng có, mà lén lút cũng có.
Hình như lúc ấy chỉ có ban đại diện học sinh Phan Bội Châu là có license. Điều này phải cảm ơn các thầy cô, người thì có quyền quyết định như thầy Tùng, thầy Vũ, người thì nói vào như thầy Ân, thầy Hào, thầy Vĩnh Diên, cô Yến, cô Toàn... Và cái ban đại diện non nớt chính trị ấy trở thành đích ngắm của phong trào sinh viên học sinh Saigon, của người Cộng Sản hoạt động đâu đó trong và ngoài Phan thiết.
Tôi còn nhớ sau khi ban đại diện học sinh bị quạt tơi bời về vụ "ai đó" hô khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc Mỹ" trong sân trường Phan Bội Châu giờ ra chơi, thầy hiệu trưởng Nguyễn Thanh Tùng vẫn chấp thuận cho tổ chức lễ truy điệu học sinh Minh bị xe jeep Mỹ chạy ẩu cán chết, vài ngày sau đó.
Thầy Tùng nói riêng tôi và Lê Đức, rằng các thầy có bằng chứng Lê Lá bị Cộng Sản giật dây. nằm vùng trong trường học. Vì vậy các thầy muốn Lê Lá nên tránh mặt trong buổi lễ. " Hai em thì thầy biết chỉ là do sự bồng bột của tuổi trẻ, chứ không phải do Việt cộng giật dây. Cở mấy em với xuất thân và tính khí như vậy mà theo họ, thì chắc họ ngày đêm phải cảnh giác đề phòng. Lê Lá có quyền chọn con đường nó đi. Các thầy chỉ mong sao nó sẽ sớm nhận ra đâu là sự thật. Bên an ninh nếu họ biết cũng là việc của họ. Các thầy không thể nào làm kẻ chỉ điểm học trò của mình, các em cũng vậy thôi. Chỉ là cảnh giác! Cảnh giác!" Đại loại là như thế! 
Thầy Tùng đâu có ngờ là tôi, chỉ vài năm sau đó, khi vừa vào đại học, đã trở thành người nhiệt tình theo cách mạng. Dĩ nhiên đó là cuộc cách mạng có mục tiêu chống Mỹ, chống chiến tranh, chống áp bức tham nhũng, đòi hòa bình và hạnh phúc cho dân tộc, như rất nhiều trí thức miền Nam, sinh viên học sinh yêu nước xã thân vì nó.
Ở đây, để kết thúc phần hồi ký này, tôi chép lại 2 đoạn comment gần đây của bạn hỏi và tôi trả lời, về một người bạn sai đường lạc lối đã không còn nữa.

"hỏi KHAI dụ này:Lá ròm học liên lớp v tụi mình hả???nghe bạn bè kể là sau năm 1975 Lá ròm này là HUNG THẦN của các thầy giáo cũ của tụi mình???nếu không nhớ lầm(vì ở xa và già rồi nên LÚ)..LÁ này rụng vài năm rồi...AMEN"

"Các việc HA nêu ra về thằng Lá đều đúng. Tiếc cho nó đã gây ra nhiều sai lầm khó tha thứ được. Nó không theo phong trào chống Mỹ (?!) mà là theo VC chính hiệu từ những năm còn học PBC. Xã Phong Nẩm vùng ven Phan thiết trước 1975 là vùng tranh tối tranh sáng, quốc gia và cách mạng đan xen. Mình ngờ ngợ từ lúc lập nhóm Phan-Trần-Hồ-Lê-Nguyễn (hình như thầy Hào làm cố vấn thì phải, lâu quá quên rồi) và ban đại diện HS PBC 1969-70 ở PT. Hình như các thầy Tùng, thầy Vũ, thầy Tự có biết. K chỉ biết khá chi tiết về Lá ròm khi vào học DHSP Saigon và gặp Nguyễn Xuân Thượng. Phong trào "yêu nước" lúc ấy đã quy tụ một số thầy và trò và chỉ mới là phong trào chống Mỹ ăn theo SVHS Saigon. Cái bóng VC ở ẩn sau lưng rất xa. Nhiều người chủ quan cứ nghĩ là đũ bản lãnh để tự đi theo con đường đấu tranh dân tộc theo cách của mình. Và...thật sai lầm như các bạn đã biết rồi đó. Một bộ phận lớn trong họ đã sớm đi vào tả khuynh, dày xéo lên cái dân tộc đã cưu mang phong trào CM thực sự...trong đó có ông bạn đã quá vãng Lê Lá."


(Ghi chú : Aug 24-2015
Xin đính chính về trường hợp học sinh Minh ..."Tôi còn nhớ sau khi ban đại diện học sinh bị quạt tơi bời về vụ "ai đó" hô khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc Mỹ" trong sân trường Phan Bội Châu giờ ra chơi, thầy hiệu trưởng Nguyễn Thanh Tùng vẫn chấp thuận cho tổ chức lễ truy điệu học sinh Minh bị xe jeep Mỹ chạy ẩu cán chết, vài ngày sau đó."...
Thật ra, tin tức đúng là như thế này : ...........
  • Chiến dịch đốt xe Mỹ: tháng 12-1970, nhân sự kiện em học sinh Nguyễn Văn Minh ở Quy Nhơn bị hai lính Mỹ bắn chết ngay trước cổng trường trong trò chơi "bắn người uống bia", nối theo những vụ giết hại dân thường như Thảm sát Sơn Mỹ, tổng hội liền phát động phong trào đốt xe Mỹ để bày tỏ sự phẫn uất. Rất nhiều nhóm hành động mang tên Sao băng, Sao chổi, Sao xẹt... đã được lập. Chiếc xe đầu tiên bị đốt để mở đầu chiến dịch ở ngã tư Hồng Thập Tự - Cường Để (Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ).
Người Mỹ khi ấy cho rằng phong trào đấu tranh của học sinh - sinh viên miền Nam còn "nguy hiểm hơn Việt Cộng".
......... (trích lục từ

 Giáo dục Việt Nam Cộng hòa – Wikipedia tiếng Việt

Như vậy :
- Học sinh Minh là do lính Mỹ bắn chết ở Qui Nhơn, chứ không phải bị xe jeep Mỹ cán chết.
- Việc Ban Đại Diện HS Phan Bội Châu tổ chúc truy điệu học sinh Minh là của năm học đệ nhất 1970-1971, nghĩa là sau khi thi tú tài 1! 
Còn trong năm học đệ nhị 1969-1870, thì tôi nhớ không ra nỗi là đã tổ chức sự kiện nào đó có liên quan. 

Trân trọng cáo lỗi cùng bạn bè về sự nhầm lẫn này.)