Friday, October 2, 2015

TƯỞNG NHỚ THẦY PHAN XUÂN TỰ

Thầy kính yêu,
Hôm nay em lại nhớ đến thầy. Lâu lắm rồi em mới tìm lại được hình ảnh của một bậc bề trên thật hiền hòa, thật ấm áp nhưng giờ đây còn lại chăng chỉ là một thoáng mông lung trong hoài niệm. Em vẫn biết thế gian là cõi tạm nhưng làm sao em có thể giữ được lòng thanh tịnh để chúc phúc cho sự ra đi của thầy. Nếu chỉ vì những tiếc thương của người ở lại sẽ làm chậm bước hành trình của thầy về chốn vĩnh hằng thì thầy ơi, em cũng là một trong những người này , em cũng xin thầy hãy bỏ qua cho đưa học trò nghịch ngợm của thầy một lần sau cùng. Em tin tưởng rằng những huynh đệ, tỷ muội đồng môn của “một thời áo trắng”dưới mái trường trung học Phan Bội Châu Phan Thiết như Đặng Tiến,,Vỏ Đình Dược... sẽ tiếp nối chúng em để kề cận bên thầy. Thời gian qua nhanh thật! Mới ngày nào thầy trò cách biệt tính đến nay cũng đã tròn 40 năm. Nhìn lại thời gian gần đây khi thầy cô và hai em Vũ, Hà du hành sang Úc thì cũng đã 4 năm. Những năm làm học trò ở quê nhà, thầy trò gặp mặt nhau hầu như là hằng ngày, hằng tuần nhưng trong em lúc bây giờ chỉ có mang cái tâm trạng kính sợ nhiều hơn là kính yêu. Tôn kính nhưng lại thật không dám gần gủi thầy chút nào. Thầy không quá nghiêm khắc nhưng với cái chức vụ Tổng giám thị của thầy thì dẫu có là một học sinh ngổ ngáo đến mấy em cũng không dám giỡn mặt với thầy chút nào. Em không nhớ rõ có phải bốn chữ “Kính nhi viễn chi” là thầy dạy cho em hay không, nhưng mỗi lần gặp thầy là em lại nhớ đến cụm từ này. Em vẫn còn nhớ rõ mồn một hình ảnh cây roi thầy cầm trên tay. Lúc nào nó cũng ngo ngoay, uốn lượn  như thanh xà, bạch xà đang tìm mcon mồi. Bây giờ thì em không những không muốn tránh xa nó mà lại còn muốn tiến lại thật gần để đươc nó quất trên thân xác em. Em thật sự thèm được thụ hưởng thế nào mới gọi là cái ‘thú đau thương. Em muốn như vậy mà có được không thầy? Em lại muốn chảy nước mắt nửa rồi. Em nhớ thầy, nhớ thầy....
 
Đất nước tang thương. Thầy trò ly biệt. Mỗi người một nẻo. Số phận dun duổi để rồi thầy trò lại có dịp gặp lại nhau. Em đã không còn mang một chút tâm lý sợ sệt, “kính nhi viễn chi” của ngày xưa khi đối mặt với thầy mà chỉ là một sự ấm áp, nồng nhiệt hoàn toàn vượt qua lẽ thường. Một cảm giác bàng hoàng, ngấy ngây như một đứa bé lạc loài tìm gặp lại được người thân sau bao năm xa cách. Em muốn nói đến những ngày hạnh phúc được cận kề bên thầy gần đây nhất. Em vẫn còn nhớ thật rõ, thật tỉ mỉ những giây phút, những đoạn đường đã trải qua kể từ lúc thầy đặt chân đến Melbourne...
Đó là một buổi sáng của tháng 10 năm 2011. Melbourne đã vào giửa mùa Xuân nhưng khí trời vẫn còn se lạnh. Tôi đến phi trường thật sớm nên trên bảng thông báo chưa có xuất hiện chuyến bay United Airlines của hảng hàng không quốc gia Mỷ đáp xuống.. Tôi mua một ly cà phê nóng, cầm trên tay nhắm nháp cho đở sốt ruột và đi tới đi lui nhưng mắt vẫn không ngừng theo dõi những biến chuyển trên bản thông báo.  .Mãi đến 45 phút sau mới thấy Thầy Cô và hai em bước ra từ cánh cửa Hải Quan .Thầy vẫn vậy, vẫn to con, khỏe mạnh, nhanh nhen. Cô dịu dàng với giọng Huế ngọt ngào mà ai gặp lần đầu sẻ thấy dể mến thích gần gùi.
Thầy ôm tôi như người cha gìà ôm con sau bao năm không gặp, vòng tay thầy xiếc chặc với tất cả chân tình. Thầy vừa đi vừa vui vẻ tâm sự trên đường đến bải đậu xe. Trên đường lái xe về nhà thầy cô với hai em nói chuyện thật cởi mở thân thiện. Gia đình Thầy về ở với gia đình tôi để quý anh chi em cựu học sinh của trường đến thăm thầy cô được dể dàng hơn. 
 
Ngày đầu tiên thầy bảo tôi đưa thầy đi thăm gia đình anh Phan Đổng Lý. Vợ anh là chi Thanh ( cháu nội bà Bác Xì ), một gia đình hàm hộ giàu có, tiếng tăm ở Phan Thiết mà hầu như người người ở tỉnh Bình Thuận thuộc thế hệ trước đều biết đến.  Cô là bạn học của chi Thanh thời trung học, anh Lý với thầy cùng thuộc một thế hệ và cũng không xa lạ gì tên tuổi của nhau, nên vừa gặp nhau là tay liền miệng, miệng liền tay, nói chuyện  xưa nay rất tâm đầu ý hơp, trông cứ như là đôi bạn tha hương ngộ cố tri.  Những nụ cười cứ rộn rả dành cho nhau trong buổi tiệc đã tạo nên một bầu không khí thật là vui vẻ, ấm cúng. Buổi cơm chiều đã được chị Lý chuẩn bị thật chu đáo với những món ăn thật phong phú, hạp khẩu vị để tiếp đãi gia đình thầy cô. Trước đó, anh chi Lý cũng đã chuẩn bị trước phòng ốc và mời gia đình Thầy ở lại nhà anh chị chơi vài ngày. Thây trân trọng ghi nhận tấm thịnh tình này của anh chị Lý nhưng vì lịch trình không cho phép nên chỉ có thể ngủ lại một đêm thôi cho trọn tình bằng hửu. Cũng căn phòng này, lần đầu tiên cách đây mấy năm nghe đâu đã được dành để đón tiếp một gia đình CHS/PBC thuộc thế hệ đàn anh là nhà thơ Trần thiện Hiệp, anh của nhạc sĩ Trần thiện Thanh khi anh chị ghé thăm trong một chuyến du hành từ Mỹ sang Úc.
Những ngày kế tiếp anh Rạng niên khóa 71 bà xã anh là chị Kim Nhung niên khóa 72 cùng tôi tổ chức đưa gia đình thầy cô đi thăm vườn thú của tiểu bang Victoria, đi Ballarat xem mõ đào vàng của tiểu bang vào những thập niên trước đây. Chi Nhung ướp thịt BBQ rất ngon, chúng tôi nướng ăn ngoài trời giữa vườn thú thật là tuyệt vời. Tối đến thì về nhà anh chi Rạng thưởng thức món thịt bò nhúng dấm mà thầy nói bên Mỹ chứa có quán nào làm ngon như cô học trò Kim Nhung làm anh Rạng nhà ta cười vui híp cả mắt.
Sau đó thầy bào tôi book vé đi Sydney mấy ngày. Tôi liên hệ với anh Châu Ngọc Phố, anh Nguyễn Xuân Chăn, niên khóa 69 ở Syney để sắp xếp đón gia đình Thấy. Trước khi ra sân bay đi Sydney mọi người kéo nhau đi ăn phở " chú Thể " nằm ở khu chợ Footcrays, là một trong những  khu chủ lực của người Việt ở thành phố Melbourne. Vào đó quý vị sẽ có cảm giác như đang ở một cái chợ nào đó ờ Việt nam. Hầu như không thiếu một mặt hàng gì của Việt Nam cộng với tiếng rao hàng nhốn nháo bằng tiếng Việt giọng Bắc sau 1975, làm hai em Vủ và Hà con của Thầy Cô, không nhịn được cười.. Vào quán " chú Thể " thì anh Thể chủ quán lù lù bước ra bắt tay tôi, tôi giới thiệu gia đinh Thầy và các anh chi cựu học sinh PBC ở Uc'. Anh niềm nở bắt tay thầy rồi mời cả nhà vào bàn. Anh làm toàn là phở đặc biệt, mùi phở gia truyển thơm phức, nước trong veo thịt mềm mại làm mọi người xì xụp thưởng thức. Thầy nói trung tâm ca nhạc Vân Sơn có quảng cáo về quán phở " chú Thể "  nên thầy muốn vào thưởng thức cho biết có đúng như lời của MC Việt Thảo Quảng cáo hay không.? Anh chủ quán còn mang trứng gà so luộc chín và rượu ngâm thuốc mời thầy, Thầy vào thanh toán tiền thì chú Thể không nhận xin được mời thầy và nói một câu thật tình nghỉa, " Thầy là thầy của Hữu Anh thì cũng là thầy của em , nhân dịp thẩy từ Mỷ sang Uc' chơi , ghé quán là em rất hân hạnh cho nên xin phép được đải thầy chầu phở cây nhà lá vườn, xin thầy đừng phụ lòng em ". Câu nói đó làm thầy trò nhà mình thật cảm động , mình thầm cảm ơn người bạn đầy nghĩa tình này.
Xuống phi trường Sydney, hai anh Phố và Chăn đã có mặt trước đó đón gia đình Thầy đưa về nhà anh Nguyễn Xuân Chăn. Gặp gia đình anh chi Lợi niên khóa 79 và em Tí điệu em gái của chị Lợi cư ngụ ở Sydney, mời mọi người đi ăn ở làng nướng khu Cabramatta, đây cũng là khu trung tâm người Viết ờ Sydney. Hôm sau mọi người kéo về nhà Lợi ăn tối, hát karaoke. thật là vui. Tiếp đó, chi Mỹ Hoa niên khóa 77 mời thầy đến nhà ăn bò xèo và hát karaoke. Còn có nhiều anh chị khác mời gia đình Thầy nhưng vì không có thời gian nên thầy đành cảm ơn xin  thông cãm cho Thầy. Thầy đi thăm nhà hát con Sò ( Operahouse ) cầu ( Harbirt ) kỳ quan của thế giới và tận hưởng những mới mẻ của thành phố Sydney tươi trẻ
Hai ngày sau, trước khi về lại Melbourne, anh Chăn, anh Phố đưa thầy đi thăm Canberra, thủ đô nước Úc. Trên đường đi ghé vào thành phố Woolonggong, đến nhà hàng người em kết nghĩa của Hữu Anh, tại đây chú em chủ nhà hàng chiêu đải gia đình thầy và quý anh chị nhà mình một bửa ăn trưa với nhiều món ăn đặc sản của Việt nam trước khi đi ngả tắc về thăm thủ đô của Úc. Chúng tôi được dịp ngắm  hoa Tulip nở rộ, rực rỡ sắc màu như đón mùng tình thầy trò vạn dặm tìm đến nhau. Trên đường về Sydney, chúng tôi lại ghé anh ban đời của tôi cũng là chủ nhà hàng Thái tên Dũng. Anh người Long Xuyên lấy vợ người Thái Lan, chị nói được tiếng Việt bập bẹ. Nghe tôi báo tối ghé nhà hàng anh ăn tối, Dũng đón chúng tôi và đóng cửa không tiếp khách để dành trọn một tối cho gia đình Thầy trò chúng tôi. Đồ ăn Thai của nhà Hàng Dũng thật ngon khá nổi tiếng ở vùng Woolongong này, Anh tiếp chúng tôi rất chân tình, cái gì ngon là cứ bảo vợ mang ra làm chúng tôi no phình cả bụng, Tôi thật cảm ơn người bạn già đã xem trọng mình và đã tiếp đải Thầy mình thật trân trọng chu đáo.
Chúng tôi lại tiếp tục lên đường trở về, đồng hồ chỉ hơn 10h tối mà quảng đường còn gần 100 cây số mới đến Sydney. Chúng tôi từ giả mà lòng vẩn còn quyến luyến không muốn trở về vì những câu chuyện vui rôm rà vẩn còn dang dở
Tôi với gia đình thầy cô tạm biệt anh chi, bạn bè cùng với các anh chị em cựu học sinh Phan Bội Châu ở Sydney trở về Melbourne trong bùi ngùi luyến tiếc. Những cái xiếc tay bịn rịn, những đôi mắt ươn ướt, những lời nói từ biệt tha thiết là những tiếng nói trung thực nhất, đã nói lên tiếng lòng của của từng người học trò trước giờ phút chia tay với người thầy mà mình hằng kính yêu.
Những ngày còn lại ở Melbourne tôi với vợ chồng anh chi Rạng Nhung đưa thầy đi xem chim cánh cụt ở vùng biển cách thành phố Melbourne gần 200 cây số và những thắng cảnh di tích lịch sử của tiểu bang Victoria cùng thưng thức món bào ngư nồi tiếng của Uc' và món thịt Kangaroo nướng vỉ cuốn bánh tráng chắm mắm nêm rau sống dưa leo chuối chát hiếm có trên thế giới. Rồi cái gì đến phải đến. Tôi đưa gia đình thầy ra phi trường trở về Mỷ. Những ngày quấn quýt bên thầy, những cái bắt tay, những cái ôm nhau trước cừa cách ly. Những vành mắt đỏ hoe,  những bàn tay cố níu kéo nhau như sợ buông ra sẽ đánh mất nhau. Mà thật sự có biết đâu đó là lần cuối cùng tôi được ôm hình dáng vạm vở của thầy và mải mải không tìm lại được.
 
Thầy ơi thầy ! Em từ nay sẽ không còn nhìn thấy lại thầy, không còn tìm thấy được vòng tay che chở của người thầy mà em kính mến ngày nào, không còn nghe giọng nói to rỏ của thầy thêm một lần nào nữa. Làm sao em có thể quên được những ngày kề cận bên thầy, được nhìn ánh mắt bao dung tình cảm mà thẩy luôn dành cho chúng em hở thầy! ... Thầy ơi! Em nhớ thầy!!!
 
Vĩnh biệt thẩy kính yêu
Học trò của Thầy 
Nguyễn Hữu Anh ( niên khóa 70-77 )

No comments:

Post a Comment